NGÀY THẾ GIỚI LẮNG NGHE – WORLD HEARING DAY 3/3

Ngày Thế giớI lắng nghe được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 hàng năm để nâng cao nhận thức về cách ngăn ngừa giảm thính lực và thúc đẩy chăm sóc sức nghe trên toàn thế giới. Hàng năm, WHO quyết định chủ đề và xuất bản các vật phẩm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Tại trụ sở chính tại Geneva, WHO tổ chức một buổi hội thảo Hearing World hàng năm. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều Quốc gia Thành viên và các cơ quan đối tác khác đã tham gia Ngày thế giới lắng nghe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi hành động từ các chính phủ và đối tác của họ với nguyên nhân gây gia tăng việc mất thính lực.

Có khoảng 900 triệu người phải chịu tổn thương do mất thính lực vào năm 2050, theo các dự báo mới của Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhân dịp kỷ niệm ngày 3 tháng 3 – Ngày Thính Lực Thế Giới.

Hiện nay có 466 triệu người trên thế giới đang chịu tổn thương do mất thính lực, 34 triệu người trong số này là trẻ em. Con số này gia tăng từ 360 triệu người chỉ cách đây 5 năm.

Lý do chính cho sự gia tăng này là dân số ngày càng già đi và sự tồn tại của các rủi ro như nhiễm trùng tai và ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trị bệnh sởi, quai bị, sốt Rubella; việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lao và sốt rét (đã bị kháng thuốc) có thể gây hại cho thính giác; và việc phơi nhiễm tiếng ồn (tiếp xúc với âm thanh lớn) thông qua các thiết bị âm thanh cá nhân, ở tụ điểm vui chơi giải trí và công xưởng.

Tiến sĩ Etienne Krug, Giám đốc Ban Quản lý Bệnh tật không lây nhiễm, Khuyết Tật, Bạo hành và Phòng ngừa thương tật của Tổ chức WHO cho biết: “Các xu hướng trong quá khứ và các dự báo tương lai dự đoán sẽ có sự gia tăng rộng lớn số người mất thính lực”. “Trừ khi chúng ta khởi xướng các hành động thích hợp, không thì sẽ có khoảng 1 phần 10 người có thể mất thính lực vào năm 2050. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến cuộc sống của họ và tốn kém đáng kể cho các hệ thống y tế. Các chính phủ cần phải hành động ngay từ bây giờ để ngăn ngừa sự gia tăng này và đảm bảo người khiếm thính có thể tiếp cận được các dịch vụ và công nghệ họ cần.

Mất thính lực ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách. Nó ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, hòa nhập xã hội, học tập, làm việc và tận hưởng cuộc sống của một người, góp phần vào sự nghèo đói, cô lập xã hội và cảm giác cô đơn. Ở người cao tuổi nói riêng, mất thính lực có liên quan đến suy giảm nhận thức, làm tăng nguy cơ trầm cảm và chứng mất trí. Việc mất thính lực chưa được quan tâm gây tốn kém khoảng 750 tỷ USD hàng năm về chi phí chăm sóc y tế trực tiếp và chi phí của việc thiệt hại năng suất lao động.

Trích thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) – Dịch thuật bởi cô Dương Phương Hạnh