THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

Chính cha mẹ là người đứng đầu trong nhóm hỗ trợ giúp trẻ tạo sự khởi động cuộc sống tốt nhất có thể. Bằng tất cả sức lực, lòng quyết tâm và sự hy sinh, tận tụy, hãy mang đến cho trẻ sự quan tâm cao nhất. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy nản lòng trong việc tìm kiếm thông tin các giải pháp phù hợp, nhưng những kỳ tích đạt được sẽ vô cùng đáng giá.

Vai trò của cha mẹ trong nhóm hỗ trợ

Một số hướng dẫn giúp cha mẹ chuẩn bị tốt vai trò của mình trong nhóm hỗ trợ.

Hãy tin vào bản năng của mình

Nếu bất cứ khi nào bạn cần lời khuyên từ các chuyên gia, hoặc bạn cảm thấy thông tin chưa đủ, hoặc máy trợ thính của trẻ hoạt động không tốt, hay có những mối quan tâm khác, hãy tìm sự trợ giúp. Vì bạn chính là người thấu hiểu con bạn nhất.

Am hiểu thông tin

Càng biết nhiều thông tin về vấn đề nghe kém và những sự hỗ trợ hiện có, bạn càng có khả năng để chắc rằng bạn đang dành cho con mình sự chăm sóc tốt nhất có thể. Hãy tìm hiểu thực trạng, những chọn lựa và sự phấn đấu của trẻ, để nắm cụ thể hơn tình trạng nghe kém của trẻ, cũng như các chức năng mà công nghệ hiện nay đang có.

Mở rộng nhóm hỗ trợ

Nhóm hỗ trợ mở rộng là một nền tảng tốt cho tương lai của trẻ. Ngoài nhóm chuyên nghiệp bao gồm các chuyên viên tư vấn thính học và giáo viên, bạn có thể tìm nguồn hỗ trợ lớn từ các tổ chức, nhóm phụ huynh, và cộng đồng xã hội, v.v…

Chăm sóc bản thân mình

Trên tất cả những yêu cầu điển hình khi nuôi dạy một đứa trẻ, thì những nhu cầu đặc biệt của một đứa trẻ khiếm thính đôi lúc gây áp lực. Trước khi để cho sự “bận rộn” chuyển sang trạng thái “căng thẳng”, bạn nên nhìn lại xem mình chăm sóc bản thân mình như thế nào?

Sự kiên nhẫn và điều độ giúp bạn xoay sở được mọi việc, do đó, hãy từng bước nắm bắt sự việc, không nên quá kỳ vọng và nhớ đánh dấu những kết quả đạt được. Tất cả các thành quả, dù lớn hay nhỏ đều đáng được trân trọng. Bất cứ khi nào gặp khó khăn, hãy chia sẻ cảm nhận và nỗi lo lắng của bạn với gia đình và bạn bè. Họ sẽ là những người cảm thông và giúp bạn nhìn nhận hoặc làm rõ vấn đề. Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết. Và quan trọng nhất, hãy luôn thư giãn và vui vẻ.

Cha mẹ hạnh phúc là món quà tuyệt vời cho các con.

Những thành viên khác trong nhóm hỗ trợ

Bên cạnh vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc liên tục hỗ trợ trẻ bị nghe kém, nhóm hỗ trợ cần có thêm nhiều thành viên khác.

Hỗ trợ về thính học và y tế

Đảm bảo cho trẻ có được những lợi ích từ quá trình can thiệp và những công nghệ mới nhất hiện có là trách nhiệm của các chuyên viên tư vấn thính học. Các chuyên gia thính học sẽ đo thính lực và hiệu chỉnh máy trợ thính. Họ sẽ hướng dẫn bạn các kỹ năng thao tác với máy trợ thính và các thông tin cần thiết liên quan đến việc nghe kém của trẻ.

Huấn luyện ngôn ngữ và giao tiếp

Các chuyên viên thính học và chuyên viên trị liệu ngôn ngữ có thể cung cấp các kỹ thuật và công cụ để huấn luyện và hỗ trợ con bạn trong việc phát triển tốt lời nói và ngôn ngữ. Việc huấn luyện này có thể được dùng trong trường học hoặc trong buổi luyện tập cá nhân. Các chuyên viên cũng sẽ hướng dẫn bạn các bài luyện tập giao tiếp phù hợp ở trường hoặc ở nhà.

Sự hỗ trợ của trường học

Nếu được, hãy chọn trường học cho trẻ theo mức độ hỗ trợ mà trường đó có thể đáp ứng cho trẻ khiếm thính. Các giáo viên giảng dạy cần có thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Ở phần tiếp theo sẽ có một bảng khảo sát các thông tin cần thiết về trường học mà bạn nên cân nhắc khi lựa chọn trường cho con.

Nếu không chọn được trường, bạn có thể đưa bảng khảo sát này cho giám hiệu của trường để có thể có những thay đổi cần thiết cho lớp con bạn theo học.

Trường học

Tuổi thơ là giai đoạn lĩnh hội thông tin quan trọng nhất trong cuộc đời, tạo nền tảng vững chắc khi trưởng thành. Mỗi một ngày, trẻ đều tiếp nhận thông tin mới, học được những bài học mới, dù là chúng ngồi yên lặng trong lớp học hay năng động trong một trò chơi. Giáo viên đóng vai trò  quan trọng trong nhóm hỗ trợ, giúp trẻ hình thành cuộc sống của chúng. Khi có thể, nhiều phụ huynh muốn cho con mình đi học hòa nhập ở những trường học bình thường hơn là đi học ở những trường chuyên biệt. Nếu trẻ học hòa nhập, phải đảm bảo giáo viên được hướng dẫn đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của trẻ khiếm thính. Một khi đã đáp ứng được các nhu cầu này, hầu hết trẻ đều có thể làm tốt.

Giáo viên cần hiểu được tầm quan trọng của môi trường nghe đối với trẻ. Bên cạnh khả năng nghe ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập, tình trạng phát triển tâm sinh lý và các mối quan hệ của trẻ ở trường học cũng phụ thuộc rất lớn vào môi trường nghe. Hãy để trẻ tham gia tất cả các hoạt động đang diễn ra xung quanh chúng. Chúng tôi đã liệt kê một số vấn đề bạn nên cân nhắc khi chọn trường cho con. Nếu bạn  trả lời “Có” cho hầu hết các câu hỏi này, thì trường bạn chọn là nơi có môi trường nghe tốt. Tuy nhiên, có thể các giáo viên và trường học đó không quen với những nhu cầu đặc biệt của trẻ. Hãy trao đổi bảng khảo sát này với họ để giúp họ hiểu hơn về tầm quan trọng của một môi trường nghe phù hợp. Nhiều trong số những điểm  này cũng giúp trẻ có thính lực bình thường nghe tốt hơn trong lớp học!

Bảng khảo sát thông tin về trường học

Giáo viên và đội ngủ nhân viên có đủ hiểu biết về việc nghe kém và về máy trợ thính để giúp  con bạn vượt qua những khó khăn nhỏ nhặt không?

Giáo viên có sẵn lòng để tìm hiểu thêm về  nghe kém và máy trợ thính không?

Giáo viên có thấu hiểu và cảm thông với việc nghe kém của trẻ không?

Giáo viên có sẵn sàng giáo dục các trẻ em khác để tránh những kỳ thị và định kiến về trẻ bị nghe kém không?

Đã có biện pháp hỗ trợ giảng dạy đặc biệt nào để trẻ cần thêm sự giúp đỡ trong quá trình học tập chưa?

Trường học có biện pháp xử lý việc trêu ghẹo không? Không nên dung dưỡng  cho những hành vi chọc ghẹo giữa các trẻ về việc đeo kính cận, nặng cân, hoặc đeo máy trợ thính, hoặc bất cứ hành vi chọc ghẹo  khác.

Trường học có cung cấp và duy trì hệ thống FM không?

Giáo viên có sẵn lòng đeo mi-cro của hệ thống FM không?

Giáo viên có sẵn lòng giúp bạn giữ pin máy trợ không?

Lớp học của con bạn có nằm gần nơi ồn ào (ví dụ: cổng trường, hành lang náo nhiệt, xe cộ ngoài đường, sân chơi, cửa tiệm mua sắm, lò luyện kim, phòng tập thể dục)?

Lớp học có được trải thảm để ngăn tiếng vang và tiếng ồn không cần thiết  từ bàn, ghế không?

Nếu không có trải thảm, thì chân bàn ghế có được lót miếng đệm không?

Con của bạn có ngồi ở hàng ghế phía trước  để nhìn thấy và nghe rõ giáo viên nói, nhằm giảm tối  thiểu sự xao lãng và tối ưu sự tương tác của trẻ với các học sinh khác  (Tùy vào cách giảng dạy của lớp học đó)?

Ánh sáng ở trong lớp có thích hợp để nhận ra được tin hiệu môi không? Học sinh sẽ không được nói chuyện tự do trong suốt tiết học chứ?

Cửa ra vào hay cửa sổ lớp không bị kêu cót két khi mở hay đóng vào chứ?

Có những hướng dẫn đặc biệt dạy cho trẻ khiếm thính trong trường hợp hỏa hoạn hay tình huống khẩn cấp?

Các phần tiếp theo

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC