THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Các chuyên viên tư vấn thính học nên hướng dẫn bạn một cách thấu đáo cách vận hành và bảo quản máy trợ thính của trẻ đúng cách. Các thao tác hướng dẫn ban đầu thực tế trên máy trợ thính sẽ tốt hơn so với những hình ảnh được minh họa trong các tài liệu tham khảo. Đừng ngần ngại khi nêu ra bất kỳ thắc mắc nào. Sự mong muốn tìm hiểu và thường hay đặt câu hỏi của bạn, sẽ thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ một cách đúng đắn.

Về cơ bản, máy trợ thính là thiết bị khuếch đại thu nhỏ, được tích hợp trong một vỏ nhựa khép kín. Microphone của máy trợ thính tiếp nhận âm thanh từ môi trường bên ngoài, chuyển thành tín hiệu điện tử đưa vào bộ khuếch đại trong máy trợ thính. Bộ khuếch đại có nhiệm vụ gia tăng âm lượng của các âm thanh đó. Ở máy trợ thính có khuếch đại tuyến tính, tất cả các âm thanh đều được khuếch đại như nhau. Với khuếch đại không tuyến tính, những âm thanh nhỏ mà các trẻ khiếm thính không thể nghe, sẽ được khuếch đại nhiều nhất, trong khi những âm thanh lớn không được khuếch đại hoặc sẽ được khuếch đại rất ít. Do đó, khi được hiệu chỉnh phù hợp, máy trợ thính với khuếch đại không tuyến tính giúp trẻ nghe được những âm thanh nhỏ và không cảm thấy khó chịu với những âm thanh lớn.
Khi đã được khuếch đại, loa chuyển các tín hiệu điện tử thành một tín hiệu có thể nghe được và truyền vào bên trong ống tai. Một số máy trợ thính có nút điều khiển âm lượng có thể được vận hành bởi người lớn hoặc trẻ lớn.
Âm lượng có thể được điều chỉnh bởi một cái cần hay một cái nút điều khiển trên máy trợ thính, hoặc bằng thiết bị điều khiển từ xa. Nhiều máy trợ thính hiện đại sẽ không đặt nút điều khiển âm lượng trên máy, mà sử dụng thiết bị điều khiển từ xa.
Máy trợ thính tự động điều chỉnh âm lượng phù hợp với môi trường mà trẻ đang nghe. Máy trợ thính được lập trình, có nghĩa là nó có thể được hiệu chỉnh bởi các chuyên viên tư vấn thính học. Sự hiệu chỉnh này cần được thực hiện định kỳ, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Thông thường, mỗi 3-4 tháng một lần cho đến 2 tuổi, sau đó cứ mỗi 6 tháng đưa bé đến gặp chuyên viên tư vấn để hiệu chỉnh lại, đến khi trẻ được 5 tuổi thì mỗi năm chỉ cần hiệu chỉnh lại một lần. Ngoài ra, việc hiệu chỉnh cũng có thể được thực hiện khi trẻ hoặc phụ huynh than phiền máy trợ thính không hoạt động như mong muốn.
Các phần tiếp theo:

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước:

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC