LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ KHIẾM THÍNH HỌC NGHE NÓI TỐT HƠN

Ở Việt Nam, các phương tiện để can thiệp, phục hồi cho trẻ khiếm thính đã có sẵn, nhưng do còn khá mới, nhiều thông tin cần thiết chưa đến được với nhiều gia đình có trẻ khiếm thính, đặc biệt vấn đề tập luyện nghe nói sau khi mang máy trợ thính và cấy điện cực ốc tai điện tử. Tập luyện nghe nói là một phần rất quan trọng trong chương trình phục hồi cho trẻ khiếm thính, có thể xem đây là điều kiện bắt buộc để phát huy tiềm năng của thiết bị máy trợ thính hoặc điện cực ốc tai điện tử. Có thể có những câu hỏi xung quanh việc đề cao vai trò tập luyện nghe nói:

Tại sao bản thân một máy trợ thính hiện đại, hoặc điện cực ốc tai điện tử không giúp cho trẻ nghe-nói được ngay sau khi lắp đặt?

Lúc mới đầu trẻ rất khó chú ý lắng nghe âm thanh qua các thiết bị này, vì âm thanh qua thiết bị này nghe không lý thú và không dễ nghe như nghe qua thính giác bình thường.
Các thiết bị này không có khả năng loại bớt âm thanh của môi trường gây nhiễu làm trẻ khó tập trung chú ý lắng nghe âm thanh lời nói.

Như mọi trẻ bình thường khác, muốn có khả năng nghe, nói, cơ quan thính giác và phát âm của trẻ cũng phải trải qua quá trình học nghe, học nói thông qua sự chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ và người thân. Như thế, bản thân các thiết bị dù hiện đại thế nào cũng không thực hiện được việc dạy cho trẻ nghe và nói.

Có nghĩa là, khi trẻ có máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai điện tử rồi, thì chúng tôi cha mẹ phải tập cho cháu nghe nói?

Đúng thế, nhưng trong trường hợp với trẻ khiếm thính, các nhà chuyên môn sẽ đồng hành với phụ huynh trong việc tập luyện nghe-nói. Vì như đã nói, việc nghe qua các thiết bị không hoàn toàn tự nhiên và dễ dàng như qua thính giác bình thường.

Hỗ trợ của các nhà chuyên môn tập trung ở việc hướng dẫn kỹ thuật tập luyện đúng phương pháp, chỉnh máy phù hợp với khả năng nghe của trẻ.

Tập luyện đúng phương pháp sẽ đem lại lợi ích, và khác biệt hoặc thiệt hại gì nếu không làm đúng phương pháp?

Tập luyện đúng phương pháp sẽ giúp trẻ phát triển chức năng nghe và nói một cách tự nhiên, bình thường và có tính bền vững.

Nếu không được rèn luyện kỹ năng nghe nói, trẻ có thể vẫn không xử dụng được hiệu quả cơ quan thính giác của mình, trẻ sẽ có khuynh hướng dùng thị giác thay thế bằng cách nhìn môi người nói để đoán và có khuynh hướng dùng dấu hiệu để giao tiếp, khả năng giao tiếp bằng lời sẽ bị giới hạn nhiều, dần dần cơ quan thính giác sẽ suy giảm chức năng và như thế sẽ lãng phí mọi đầu tư đã thực hiện cho trẻ trước đây.

Dưới đây là một phương pháp rèn luyện khả năng nghe và nói cho trẻ, hiện đang được các nước tiên tiến trên thế giới xử dụng, có khả năng giúp trẻ giao tiếp bằng lời cũng như học hòa nhập rất hiệu quả.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ LIỆU NGHE – NÓI

Tại sao con tôi chậm nói?

Rất cần thiết lắng nghe được âm thanh, nhưng học nói và phát triển được ngôn ngữ thì bao gồm nhiều quá trình phức tạp trong não. Các chuyên gia sẽ hỗ trợ gia đình tìm ra các vấn đề gây ra sự châm trễ tiến bộ của trẻ.

Làm cách nào tôi có thể giúp con tôi tiến bộ trong việc nói và ngôn ngữ?

Trẻ phát triển chức năng nói và ngôn ngữ thông qua sự tương tác với những người chăm sóc trẻ, trong môi trường gia đình.

Không thể “dạy nói”! Mà nói sẽ phát triển từ việc nghe đi nghe lại trong nhiều tình huống. Ví dụ, nếu mỗi lần ta nói “Đóng cửa lại!” và ta làm hành động đóng cửa, trẻ sẽ liên kết được những từ ngữ đó với hành động.

Ngay cả trẻ bình thường, từ khi mới sinh ra trẻ đã nghe mọi âm thanh, cho đến tận 2- 4 tuổi, trẻ mới có thể hiểu và nói được thành câu. Điều này cũng có nghĩa là trẻ mang máy trợ thính, cấy ghép điện cực ốc tai cũng phải trải qua khoảng thời gian tối thiểu như thế.

Phải kiên nhẫn và không thể trông chờ đột nhiên mà trẻ nói được.

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NÓI VÀ NGÔN NGỮ CHO TRẺ MANG MÁY TRỢ THÍNH VÀ CẤY ĐIỆN CỰC ỐC TAI

Nói với trẻ mọi nơi, mọi lúc (trong bữa ăn, lúc thay quần áo và chơi).

Nói với trẻ giống như nói với trẻ nghe được bình thường (hơi chậm hơn và rõ hơn so với nói với người lớn).
Nói về cái mà trẻ đang quan tâm, thì trẻ sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa các từ ngữ.
Lôi kéo trẻ cùng tham gia vào các việc nhà, như bỏ quần áo vào máy giặt, xếp các quần áo sạch, đó là những lúc cả hai có nhiều điều để nói.
Tỏ ra tán thưởng khi trẻ đang cố gắng nói, bằng cách chăm chú lăng nghe trẻ, đôi khi lập lại những âm thanh trẻ phát ra, hoặc tăng vốn từ cho trẻ.
Luôn cố gắng hiểu những điều trẻ muốn nói. Nếu không hiểu được, ta có thể chỉ cần nói “Xin lỗi, mẹ chưa đoán được”.
Đừng nói “Con nói lại cho rõ hơn xem”, như thế tạo áp lực không cần thiết và làm trẻ xấu hổ.
Cho trẻ thời gianvài giây, nghĩ về điều ta vừa nói, trước khi nói sang điều khác, đây cũng là kỹ năng luân phiên trong đối thoại.

Cố gắng tạo những hoạt động âm nhạc mỗi ngày, bắng những bài hát có động tác, trẻ thích như thế, sẽ lăng nghe và bắt chước.Lập đi lập lại cùng một bài hát, cùng nhịp điệu hoặc cùng một câu chuyên, trẻ sẽ học được từ nghữ và hiểu được ý nghĩa của nó.• NÊN NHỚ : DẠY TRẺ MỘT CÁCH TỰ NHIÊN VÀ VUI NHỘN



Phương pháp trị liệu Nghe – Nói:Để giúp phát triển khả năng giao tiếp bằng cách phát triển kỹ năng nghe của trẻ. Để trẻ hiểu ngôn ngữ nói và phát triển kỹ năng nói.

Phương pháp này giúp trẻ nghe kém có thể phát triển giao tiếp theo cách giống trẻ bình thường nhưng chúng cần thêm nhiều sự trợ giúp đặc biệt.

Trẻ có thính giác bình thường có thể lắng nghe một từ hằng ngàn lần trong nhiều tình huống khác nhau trước khi chúng bắt đầu hiểu nó. Trẻ khiếm thính cũng cần sự trải nghiệm lắng nghe tương tự như vậy. Nhưng chúng cần sự quan tâm đặc biệt hơn.

Sau đây là một số việc mà bạn có thể hỗ trợ đặc biệt thêm cho trẻ:

Nói chuyện với bé. cho bé nghe về việc bạn đang làm. Bạn cần ngồi gần tai nghe của bé.

Đơn giản hóa. Dùng những cụm từ, hoặc câu ngắn, đơn giản.

Dùng âm giọng tự nhiên.

Không cần nói quá to, nhưng cần rõ ràng và không quá nhanh.

Nói về những gì bé đang quan tâm.

Vd: khi bé đang chỉ tay và nhìn chằm chằm, bạn hãy cố gắng hiểu và diễn tả những hành động của bé thành lời: “Con muốn ăn bánh?”, “ Nói với mẹ,”, “Con muốn ăn bánh mẹ ơi!”.Lập lại những từ hoặc cụm từ nhiều lần một các sinh động, thú vị.

Vd: lúc mang giầy cho bé, bạn có thể nói:“Nào mang giầy vào!”,

“Đây là giầy màu xanh của con!”,

“Hôm nay con mang giầy màu xanh!”,

“Rồi, con mang xong một chiếc giầy!”,

“Còn một chiếc giầy xanh nữa!”.

“Thế là xong!”,

“Đôi giầy xanh con mang thật là xinh!”.

Nên nhớ: trẻ cần nghe và hiểu ngôn ngữ nói trước khi dùng lời nói để giao tiếp.

Nên dùng ngôn ngữ nói tự nhiên để giao tiếp với trẻ, thêm những dấu hiệu, ngôn ngữ dấu hiệu là bổ sung cho lời nói chứ không phải dùng để thay thế nó.

Nguồn: https://khiemthinhhuongduong.edu.vn