SÁCH THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

Việc sử dụng máy trợ thính có thể giúp trẻ khiếm thính tận dụng khả năng nghe còn lại để tiếp nhận âm thanh một cách hiệu quả nhất. Máy trợ thính khuếch đại và xử lý sao cho mang đến cho trẻ những âm thanh tự nhiên đang hiện hữu ở môi trường xung quanh.

Cấy ốc tai điện tử

Ốc tai điện tử là là một thiết bị điện tử giúp trẻ bị giảm thính lực sâu có thể tiếp nhận âm thanh. Thiết bị này gồm một chuỗi các điện cực được cấy trong ốc tai nằm ở tai trong. Các điện cực tạo ra các xung điện từ trực tiếp kích thích đến hệ thần kinh thính giác. Khi đó, thần kinh thính giác truyền thông tin đến trung tâm thính giác của não bộ

Do thiết bị được cấy ghép bên trong ốc tai, các tế bào thần kinh hoặc tế bào lông còn lại ở tai trong sẽ bị phá hủy một cách không cố ý. Tuy nhiên, trẻ em bị giảm thính lực sâu ở hai tai sẽ không còn hoặc còn rất ít tế bào lông trong, việc loại bỏ các tế bào lông trong còn lại ít ỏi này sẽ được đền bù bằng khả năng nghe do ốc tai điện tử mang lại. Do đó, chỉ nên cấy ốc tai điện tử cho trẻ bị giảm thính lực sâu ở cả hai tai và không mấy hiệu quả sau khi đã đeo máy trợ thính. Trong trường hợp này, cấy ốc tai điện tử là giải pháp thay thế tốt. Cấy ốc tai điện tử hiếm khi thực hiện với trẻ dưới 18 tháng tuổi. Chỉ định cấy ốc tai điện tử cho trẻ cần được xem xét cân nhắc kỹ.

Máy trợ thính

Các chuyên viên thính học khoa nhi gặp rất nhiều thử thách khi lắp máy trợ thính cho trẻ em khiếm thính, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những thay đổi không ngừng về đặc điểm thể chất, sự trưởng thành về tâm sinh lý và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ, đòi hỏi các chuyên viên phải linh hoạt và nhạy bén cao trong việc sử dụng phương pháp và lựa chọn thiết bị trợ thính, để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Hiệu chỉnh máy trợ thính là một quá trình rất linh hoạt, liên tục và có thể chỉnh sửa cho phù hợp. Ngày nay, có đầy đủ các loại máy trợ thính để lựa chọn, cùng với những tiến bộ của công nghệ, đã tăng đáng kể khả năng thành công khi hiệu chỉnh máy trợ thính. Việc lựa chọn máy trợ thính tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng người và môi trường tác động xung quanh. Chuyên viên tư vấn thính học sẽ trao đổi với bạn một số thông tin liên quan đển những đặc tính ưu việt của máy trợ thính cũng như một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng máy trợ thính

Khi lắp máy trợ thính cho trẻ xong, hiệu quả sử dụng máy phụ thuộc vào sự thúc đẩy và tính kiên trì của bạn. Trẻ cần được giải thích để hiểu rằng nên thường xuyên đeo máy càng nhiều càng tốt, để đảm bảo tương tác và giao tiếp được tối ưu. Thái độ tích cực và lạc quan của bạn là một sự khích lệ rất lớn đối với trẻ.

Kích cỡ

Máy trợ thính có nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau, từ máy sau tai (BTE) với các bộ phận điện tử tích hợp trong một thân máy được đặt ở sau tai, cho đến kiểu máy nhỏ gọn hơn với các bộ phận điện tử tích hợp trong một thân máy được đặt ở trong tai.

Hệ mạch điện

Có hai hệ mạch điện được dùng cho máy trợ thính. Hệ Analogue đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công nghệ kỹ thuật số, tương tự như công nghệ tạo ra đĩa CD với âm thanh rõ nét, đã cách mạng hóa nền công nghiệp sản xuất máy trợ thính, bằng việc nâng cao vượt bậc chất lượng âm thanh cũng như sự linh hoạt trong hiệu chỉnh máy trợ thính.

Máy trợ thính kỹ thuật số

Bộ xử lý kỹ thuật số của máy trợ thính hoạt động như một máy tính phức hợp. Với việc sử dụng tín hiệu kỹ thuật số, những thuật toán phức tạp có thể đạt được chỉ trong thời gian ngắn. Âm thanh đầu vào có thể được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, để đạt tới mức chất lượng cao. Hơn nữa, tính năng máy trợ thính kỹ thuật số được cải tiến liên tục, thí dụ như micro định hướng, nhằm giúp người đeo dễ dàng nghe rõ lời nói trong môi trường ồn ào. Máy cũng có thể tinh chỉnh được, đáp ứng hầu hết nhu cầu nghe và mang âm thanh dễ chịu đến cho người sử dụng.

Đeo máy trợ thính cả hai tai

Nên đeo máy trợ thính cho cả hai tai nếu trẻ bị nghe kém ở cả hai tai. Khuếch đại âm thanh cho cả hai tai (được gọi là lắp máy trợ thính hai tai), giúp trẻ nghe hiểu lời nói tốt hơn trong môi trường ồn ào.

Hơn nữa, thiếu sự kích thích đến thính giác của tai không đeo máy sẽ có thể làm cho các dây thần kinh trung ương thính giác của tai đó dần dần trở nên kém hoạt động.

Màu sắc

Máy trợ thính hiện có nhiều gam màu sáng khác nhau. Bởi vì trong khi hầu hết người lớn muốn màu máy trợ thính lẫn với màu da hoặc màu tóc để không bị chú ý, thì đa số trẻ em lại thích màu sáng để máy trợ thính trở nên xinh xắn và đáng yêu hơn. Hầu hết trẻ em không thích máy trợ thính có màu be hoặc màu nâu.

Các phần tiếp theo:

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước:

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN