THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: KIỂM TRA SỨC NGHE CỦA TAI TRẺ

Nếu bạn nghi ngờ con của bạn bị giảm thính lực, hoặc bạn lo lắng về thể trạng hoặc các bệnh lý về tai, thì có thể thực hiện việc kiểm tra thính lực. Bất cứ trẻ em ở lứa tuổi nào- ngay cả trẻ sơ sinh- đều có thể được kiểm tra  thính lực.

Tùy theo từng lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ mà lựa chọn các phương pháp đo khác nhau. Việc kiểm tra thính lực sẽ không gây bất kỳ sự khó chịu nào trên cơ thể của trẻ. Ở một số quốc gia, việc kiểm tra  thính lực được thực hiện như là  một phần trong đợt khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.

Những việc kiểm tra này có thể giúp cho phụ huynh cảnh giác đến những khó khăn của việc nghe. Kết quả đo này như là một cảnh báo cho phụ huynh nhận biết những trở ngại trong khả năng nghe của trẻ.

Chuyên viên tư vấn thính học  thường đo cho người lớn  có thể không có trang thiết bị cần thiết để đánh giá  chính xác chứng giảm thính lực ở trẻ. Do đó, bạn nên tìm đến các chuyên viên tư vấn thính học thường đo khám cho trẻ em.

Đối với phương pháp đo thính lực thông thường, trong suốt thời gian đo, người được đo cần báo hiệu họ có nghe được âm thanh không, nhưng phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả đối với trẻ nhỏ vì đòi hỏi cần có sự phản hồi chính xác của trẻ.

Các  phương pháp đo thính lực

Các phương pháp đo thông thường nhất đối với trẻ nhỏ

Hồ sơ bệnh án

Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe về  thính học sẽ thu thập càng nhiều thông tin càng tốt để có thể hỗ trợ họ trong việc xác định nguyên nhân gây mất thính lực, những ảnh hưởng và biến chứng của nó, và đưa ra các biện pháp điều trị hoặc tư vấn thiết bị hổ trợ phù hợp.

Bệnh nhân sẽ được hỏi Những câu hỏi liên quan đến những  vấn đề  như gia đình, môi trường, bệnh tật, và mang thai. Những thông tin mà bệnh nhân  chia sẻ, sẽ hổ trợ nhiều cho các chuyên viên và được giữ kín hoàn toàn.

Đèn soi tai

Đèn soi tai là một thiết bị chiếu sáng được thiết kế để nhìn rõ ống tai và màng nhĩ. Thiết bị này có thể giúp nhìn ra những dấu hiệu bất thường có thể gây mất thính lực.

Đo âm ốc tai (OAE)

Phương pháp đo này giúp phát hiện nghe kém một cách nhanh chóng mà không cần đến sự hợp tác của trẻ và thường được bệnh viện sử dụng để tầm soát trẻ sơ sinh ngay sau khi trẻ được sinh ra. Phương pháp này kiểm tra các hoạt động được tạo bởi các tế bào lông ở tai trong, thông qua các tín hiệu kích thích bằng âm thanh. Phép đo này được thực hiện khi trẻ nằm yên hoặc đang ngủ.

Đo phản xạ điện thân não thính giác (ABR)                                                                                                 
và Đo  đáp ứng trạng thái bền vững thính giác (ASSR)      
  

Đây là phương pháp đo sóng não bằng các âm thanh kích thích, không cần đến sự hợp tác của trẻ. Phương pháp đo này mất nhiều thời gian hơn phương pháp đo âm ốc tai nhưng kết quả của nó rất có ích đối với trẻ đeo máy trợ thính. Vì đo lâu nên bạn cần sắp xếp thời gian đo sao cho trùng với giờ ngủ của trẻ.

Đo trở kháng

Phép đo này  kiểm tra sự chuyển động của màng nhĩ  theo sự thay đổi áp suất bên trong ống tai. Kiểm tra chuyển động của màng nhĩ và áp suất tai giữa có thể  giúp đánh giá toàn bộ tai giữa. Đây cũng là một phép đo có ích trong việc xác định loại nghe kém và chẩn đoán nhiễm trùng tai giữa

Đo trở kháng cũng thường được sử dụng để kiểm tra phản xạ cơ bàn đạp xảy ra khi có những âm thanh lớn. Phản xạ làm căng màng nhĩ và đó cũng là một phản ứng bảo vệ tự nhiên khi có âm thanh lớn. Tuy nhiên, nếu không có phản xạ hoặc phản xạ chỉ xuất hiện khi có những âm thanh lớn, báo hiệu cho thấy cấu trúc thính lực đã bị ảnh hưởng.

Đo trở kháng rất nhanh chóng và không cần sự hợp tác chủ động của trẻ.

Đo thính lực (kiểm tra sức nghe thông thường)

Phép đo này yêu cầu cần có sự hợp tác và tập trung, trẻ cần phải chú ý  trong suốt quá trình đo. Vì vậy , trẻ cần được  chuẩn bị tốt để có thể có đáp ứng tốt  và thư giãn chơi trò chơi với một, hai người lớn thân thiện .

Đo thính lực đơn âm

Mục đích của phương pháp đo thính lực đơn âm này là để xác định âm lượng nhỏ nhất mà  trẻ có thể nghe được trong một loạt những âm thanh ngắn khác nhau. Phương pháp đo này sẽ có ích trong quá trình hiệu chỉnh MTT.

Lúc đo thính lực, âm thanh sẽ được phát  qua  loa, tai nghe chụp (headphone) hoặc   tai nghe (earphone) nhỏ vừa khít với ống tai.  Lúc đó, nhiệm vụ của trẻ là báo hiệu ở âm thanh nào chúng nghe được.. Đối với những trẻ nhỏ, chúng cần được hướng dẫn để tin rằng âm thanh phát ra từ con rối được đặt cạnh chúng. Khi trẻ đã tin âm thanh do đồ chơi phát ra (mà thật ra âm thanh được phát ra từ thiết bị đo đang được người đo điều khiển), người đo sẽ tạo ra âm thanh và đợi trẻ hướng về phía có đồ chơi.

Đối với trẻ lớn hơn, âm thanh sẽ được phát ra mỗi khi trẻ hoàn tất một giai đoạn của trò chơi.  (ví dụ: gắn khớp một mảnh ghép  trong trò chơi ghép hình). Trẻ được hướng dẫn là chỉ khi nào nghe được âm thanh thì mới tiếp tục đặt  mảnh ghép tiếp theo. Cứ tiếp tục theo cách như vậy  và chúng sẽ được lấy thêm mãnh ghép mới để đặt mỗi lần nghe được âm thanh. Khi  lớn lên đến một độ tuổi  nhất định, chúng sẽ có thể phản hồi như người lớn bằng cách nhấn nút phản hồi hoặc trả lời “có” mỗi khi nghe được âm thanh.

Đo thính lực lời

Trẻ lớn hơn sẽ được kiểm tra thính lực qua lời nói. Cũng giống như phương pháp đo thính lực đơn âm, nhưng âm thanh phát ra là lời nói thực. Mục đích của đo thính lực lời là xác định ngưỡng nghe nhỏ nhất mà  trẻ có thể nghe và nhận ra lời nói đó.

Với trẻ nhỏ, chúng ta hướng  chúng quay đầu về phía  có con rối khi nghe âm phát ra, như được mô tả ở phần trước

Còn đối với trẻ lớn hơn, ta mong đợi chúng lặp lại các từ hoặc chỉ tranh (trong cuốn sách tranh ảnh) minh họa cho các từ đó. Âm lượng của lời nói sẽ được sử dụng ở mức của vùng hội thoại để xác định liệu trẻ có hiểu đúng  lời nói hay không,  trẻ cần phản hồi bằng cách lặp lại các từ hoặc chỉ vào hình ảnh minh hoạ cho từ đó.

Tìm hiểu thêm về quy trình đo khám thính lực tại bài viết: QUY TRÌNH ĐO KHÁM THÍNH LỰC VÀ TƯ VẤN MÁY TRỢ THÍNH

Các phần tiếp theo:

THÍNH LỰC ĐỒ

CHẨN ĐOÁN

PHẦN 2: NUÔI DẠY TRẺ KHIẾM THÍNH

CÁC BƯỚC ĐẦU TIÊN

VIỆC GIAO TIẾP

NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN