THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: NHỮNG ĐIỀU ĐẦU TIÊN CẦN LÀM VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH

Cha mẹ thường là những người đầu tiên đặt vấn đề nghi ngờ con mình có dấu hiệu bị giảm thính lực. Nếu bắt đầu lo lắng về khả năng nghe của con, bạn cần phải hành động ngay. Can thiệp sớm sẽ có tác động tích cực đến tương lai của trẻ. Kiểm tra thính lực là phương pháp đo đơn giản, không gây đau, giúp bạn xác nhận hoặc xóa tan những nghi vấn của bạn.

Nhưng một trong những điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là phải tiếp tục chơi, hát và nói chuyện với trẻ. Sự quan tâm yêu thương là điều cần thiết đối với tất cả trẻ em dù là trẻ khiếm thính hoặc không bị khiếm thính.

Các bước đầu tiên

Khi bạn bắt đầu nhận ra con bạn nghe có vẻ khó khăn, hãy thực hiện các bước đầu tiên như sau:

▪ Tiếp tục chơi, hát và nói chuyện với con.

Cũng như tất cả trẻ em, mối tương quan tích cực của con người là điều cần thiết cho sự phát triển về thể chất và cảm xúc của trẻ. Có lẽ, với trẻ bị khiếm thính, nhu cầu về mối tương quan gần gũi, trực tiếp càng lớn hơn để tạo nền tảng cho kỹ năng giao tiếp.

▪ Hãy nhìn vào con của bạn khi bạn nói chuyện với chúng.

Những biểu hiện của bạn trên gương mặt, vành môi và những cử chỉ của cơ thể chứa đựng thông tin quan trọng.

▪ Hãy nói với giọng rõ ràng, dễ nghe mà không cần phải hét lớn.

Khi bạn nâng giọng cao quá, có thể làm méo tiếng nói và càng làm cho khó hiểu hơn.

▪ Đảm bảo nói chuyện với trẻ ở nơi có đủ ánh sáng, sao cho trẻ có thể nhìn thấy rõ ràng khuôn mặt của bạn.

▪ Thính lực của trẻ cần được kiểm tra bởi các chuyên viên tư vấn thính học có kinh nghiệm trong việc theo dõi thính lực cụ thể cho trẻ nhỏ và hiệu chỉnh máy trợ thính.

▪ Hãy cho con bạn đeo máy trợ thính càng sớm càng tốt để sử dụng tối đa khả năng nghe. Trẻ tiếp nhận những lợi ích của việc xử lý âm thanh càng sớm, thì càng có nhiều cơ hội tốt để phát triển kỹ năng giao tiếp.

▪ Tìm các nguồn hỗ trợ xung quanh bạn. Chắc chắn gia đình bạn không đơn độc trong việc chăm sóc cho trẻ khiếm thính. Nhiều thành phố có các tổ chức cho người khiếm thính và gia đình của họ, có thể chia sẻ những lời khuyên, có các thư viện với những cuốn sách hữu ích.
Các phần tiếp theo

VIỆC GIAO TIẾP

NHỮNG NGƯỜI HỖ TRỢ TRẺ

PHẦN 3: HÃY MANG ĐẾN CHO TRẺ KHIẾM THÍNH SỰ GIÚP ĐỠ CẦN THIẾT

MÁY TRỢ THÍNH, MÁY TRỢ THÍNH CHO TRẺ EM

MÁY TRỢ THÍNH HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO

BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC