THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH ĐÚNG CÁCH

Hiệu chỉnh máy trợ thính sao cho đúng

Khi trẻ phát triển, đôi tai của chúng cũng thay đổi liên tục về mặt sinh lý. Sự nhận biết và đáp ứng với âm thanh hoàn thiện dần. Khả năng phân biệt âm thanh của trẻ cũng nhạy bén hơn. Khi bạn thêm vào đó những yêu cầu về mặt an toàn, thẩm mỹ và tinh tế, thì rõ ràng, nhu cầu về máy trợ thính cho trẻ em sẽ khác xa so với nhu cầu của người lớn.

Tại Trợ Thính Quang Đức, chúng tôi tin rằng các hướng dẫn chỉnh máy cho trẻ em theo tiêu chuẩn chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của trẻ khiếm thính. Vì nhu cầu phát triển của trẻ, cần đáp ứng những yêu cầu bổ sung để đảm bảo khả năng nghe các tín hiệu lời nói một cách ổn định, giảm thiểu trường hợp méo tiếng và tăng cường tối đa sự thoải mái khi nghe.

Hiệu chỉnh chính xác

Vấn đề:

Chỉnh máy trợ thính cho trẻ nhỏ là một thử thách. Thính lực của trẻ cần được kiểm tra với các tiêu chuẩn và kỹ thuật khác với trẻ lớn hơn và người lớn. Trẻ nhỏ dễ bị phân tâm và ít chịu ngồi yên trong suốt quá trình kiểm tra thính lực.

Do đó, các máy trợ thính đã lựa chọn cho trẻ cần được hiệu chỉnh một cách tối ưu trong khoản thời gian ngắn nhất. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường không thể cung cấp các thông tin chủ quan cần thiết để hiệu chỉnh máy trợ thính. Vì vậy, cần sẵn sàng các kỹ thuật chỉnh máy trợ thính cho trẻ mà không cần nhiều đến các thông tin chủ quan từ trẻ.

Nếu sử dụng máy trợ thính và núm tai mà trẻ đang đeo để xác định ngưỡng nghe của trẻ, tính hiệu quả và chính xác của máy trợ thính có thể được cải thiện. Đây là phương pháp đo ngưỡng nghe in situ.

Giải pháp:

Nền tảng căn bản trong việc hiệu chỉnh máy là đảm bảo từng đặc tính nghe kém cụ thể của trẻ cần phải được tính đến trong suốt quá trình hiệu chỉnh máy. Các bước thực hiện này, được thiết kế riêng cho trẻ, để chắc chắn rằng máy trợ thính được khuếch đại một cách chính xác tương ứng với từng tình huống nghe khác nhau.

Âm thanh điện tử linh hoạt

Vấn đề:

Trẻ có những bước phát triển từ lúc sinh ra đến lúc 5 tuổi, tai của chúng cũng phát triển theo. Ống tai dài ra và điều này tác động đến việc hiệu chỉnh máy trợ thính, từ việc cần thiết thay đổi góc độ khuếch đại đến nhu cầu thay núm tai mới. Hơn nữa, bệnh viêm tai giữa có thể dẫn đến nghe kém dẫn truyền ở trẻ em. Ống tai càng ngày càng lớn và thính lực dao động là nguyên nhân của những thay đổi này, cho thấy những cài đặt ban đầu của máy trợ thính không còn phù hợp sau một thời gian sử dụng, và máy trợ thính cần được lập trình lại.

Để thích ứng với những thay đổi về sinh lý và ngưỡng nghe này, máy trợ thính cần phải có những kỹ thuật cài đặt âm thanh điện tử linh hoạt, cũng như một chiến lược (tái) hiệu chỉnh nhanh chóng và chính xác.

Giải pháp:

Máy trợ thính cho phép khuếch đại trên phạm vi rất rộng đối với các tín hiệu âm thanh đầu vào lớn, nhỏ và trung bình ở những kênh khác nhau. Kết quả là, có thể hiệu chỉnh máy trợ thính phù hợp với hầu hết các mức độ nghe kém. Hơn nữa, có thể nâng cấp hoặc lập trình lại các cài đặt ban đầu nhiều lần nếu cần thiết.

Thay đổi môi trường nghe

Thử thách:

Trẻ em hiếu động là lẽ tự nhiên, và trong cuộc sống hằng ngày, trẻ tiếp xúc với nhiều môi trường nghe khác nhau. Lúc thì nghe những lời nói nhỏ nhẹ khi ngồi trong lòng mẹ, lúc thì tiếng la hét của những đứa trẻ khác ở sân chơi. Bởi vì khoảng cách địa lý và nguồn âm thanh khác nhau, nên các âm thanh đến máy trợ thính có cường độ khác nhau. Với máy trợ thính tuyến tính, tất cả các âm thanh đầu vào đều được khuếch đại như nhau, sẽ có tình trạng là một số âm quá nhỏ không nghe được, trong khi số âm khác lớn đến mức khó chịu. Nút điều khiển âm lượng hoặc nhiều chương trình nghe có thể giúp cân bằng sự khác biệt về cường độ âm thanh trong các môi trường khác nhau. Tuy nhiên, nó yêu cầu trẻ (và/ hoặc phụ huynh) phải vận hành nút điều khiển âm lượng hoặc nút chuyển đổi chương trình cho từng thời điểm thích hợp. Điều này sẽ gây khó khăn cho rất nhiều trẻ em và cha mẹ của chúng.

Giải pháp

Một máy trợ thính mà có chế độ tự động điều chỉnh sự khuếch đại cho các mức độ âm thanh đầu vào khác nhau, sẽ có thể cung cấp một sự khuếch đại chính xác cho tất cả tình huống nghe hàng ngày. Đạt được điều này là do sử dụng hệ thống nén có thể tiếp nhận dải rộng các âm thanh trong môi trường nghe hằng ngày và nén những âm này vào vùng nghe được của trẻ.

Máy trợ thính đã tính đến những thay đổi của cường độ âm thanh trong môi trường nghe của trẻ. Nó có thể điều chỉnh quá trình xử lý tín hiệu âm thanh sao cho các âm thanh nhỏ vẫn được nghe là âm thanh nhỏ, âm thanh lớn vẫn được nghe là âm thanh lớn nhưng không quá lớn. Một lợi thế cho trẻ em là quá trình này tự động xử lý một cách chính xác, không cần điều khiển âm lượng hoặc nhấn nút thay đổi chương trình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, những trẻ gặp khó khăn trong việc sử dụng nút điều khiển âm lượng.

Có thể nghe được những âm thanh nhỏ

Thử thách:

Giảm thính lực làm mất khả năng nghe được những âm thanh nhỏ. Điều này có thể làm cản trở quá trình phát triển ngôn ngữ và lời nói bình thường ở trẻ. Do đó, máy trợ thính cần có đủ độ khuếch đại để đảm bảo có thể nghe được ngay cả những tín hiệu lời nói nhỏ nhất.
Để có thể nghe được những tín hiệu lời nói nhỏ nhất, máy cần có mạch nén với ngưỡng nén thấp (CT). Ngưỡng nén càng thấp, sự khuếch đại với âm thanh nhỏ càng lớn.
Tuy nhiên, rất khó có được điều này ở công nghệ analogue do gặp vấn đề về tính ổn định, tiếng rít, và tiếng ồn nội tại trong máy trợ thính

Giải pháp

Tìm hiểu thêm TẠI SAO PHẢI HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Bảo tồn những khoảng thời gian nghỉ trong lời nói

Thử thách:

Cách thức mà tín hiệu lời nói thay đổi theo thời gian (những khoảng thời gian nghỉ), giúp người nghe có thể xác định được các tín hiệu lời nói và qua đó hiểu được nghĩa của chúng. Nhìn chung, trẻ nhỏ cần nhiều khoảng thời gian nghỉ để xác định tín hiệu lời nói hơn là trẻ lớn hơn hoặc người lớn. Do đó, quan trọng là quá trình xử lý tín hiệu âm thanh sử dụng cho trẻ nhỏ bị giảm thính lực, phải bảo tồn được những khác biệt tinh tế của chuỗi âm thanh tiếp nhận, giúp trẻ nhận diện lời nói dễ dàng hơn.  Một số máy trợ thính có thể theo kịp tốc độ thay đổi nhanh chóng trong lời nói. Trong khi ưu điểm của tốc độ nhanh chóng này là đảm bảo khả năng nghe và nghe thoải mái, nhưng nó lại làm giảm đi những khoảng thời gian nghỉ vốn có trong lời nói và có thể làm cho lời nói khó hiểu hơn, đặc biệt là đối với trẻ khiếm thính nặng.

Giải pháp:

Một số máy trợ thính kỹ thuật số xử lý lời nói chậm hơn, sao cho có thể nghe được và nghe thoải mái, trong khi vẫn cho phép người nghe nhận biết những khoảng thời gian nghỉ của lời nói. Cơ chế này giúp tăng cường khả năng nhận biết và hiểu lời nói của trẻ.

Tối ưu hóa tỷ lệ giữa tín hiệu âm thanh và tiếng ồn.

Thử thách:

Tỷ lệ giữa tín hiệu âm thanh và tiếng ồn (SNR) là sự khác biệt tương đối giữa tín hiệu âm thanh muốn nghe và các tạp âm khác. Tỷ lệ SNR càng cao, lời nói được nghe càng rõ. Người khiếm thính cần có một tỷ lệ SNR tốt hơn người có thính lực bình thường, để có thể hiểu được lời nói như người bình thường. Tỷ lệ này ở trẻ em cũng cần cao hơn đối với người lớn.

Môi trường giao tiếp chủ yếu của trẻ nhỏ thường rất ồn ào (như lớp học, sân chơi…). Vì kỹ năng ngôn ngữ của trẻ ít phát triển hơn người lớn, chúng không thể dễ dàng “điền đầy” những phần không nghe được của cuộc đối thoại để có thể hiểu được nội dung của nó.

Do đó, đảm bảo nghe được ở một tỷ lệ SNR tốt là một điều đặc biệt quan trọng đối với khả năng nghe và phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ khiếm thính.

Giải pháp:

Máy trợ thính với microphone định hướng có thể cải thiện tỷ lệ giữa tín hiệu âm thanh và tiếng ồn của môi trường nghe. Bằng cách giảm độ nhạy của máy trợ thính với các âm thanh từ hai bên và ở phía sau, máy trợ thính định hướng giúp nghe và hiểu lời nói trong tiếng ồn dễ dàng hơn.

Tính định hướng thích nghi hoàn toàn của một số dòng máy trợ thính tiên tiến được xem là một giải pháp tối ưu cho việc nghe trong môi trường ồn. Vì vị trí của nguồn phát ra tiếng ồn sẽ thay đổi lúc này lúc khác, hệ thống microphone định hướng thích nghi hoàn toàn sẽ thích nghi theo thời gian để liên tục có được tỷ lệ SNR tối ưu. Hệ thống microphone định hướng thích nghi sẽ chủ động nhận diện nguồn tiếng ồn nào đang ảnh hưởng đến lời nói, và khi đó sẽ đánh dấu nguồn tiếng ồn đó để loại bỏ nó một cách hiệu quả.

Một số dòng máy trợ thính cũng có tính năng độc đáo loại bỏ tiếng ồn, tăng cường lời nói. Hệ thống này theo dõi tín hiệu đầu vào ở từng dải tần số để xác định tín hiệu đó là lời nói chiếm ưu thế hay tiếng ồn chiếm ưu thế. Cùng lúc khi phát hiện là lời nói chiếm ưu thế, máy trợ thính sẽ tự động điều chỉnh quá trình xử lý để tăng cường lời nói.

Giảm thiểu tiếng rít

Vấn đề:

Tiếng rít hoặc tiếng hú có thể xảy ra như là kết quả của việc gắn máy trợ thính không khít trong tai của trẻ, hoặc khi máy trợ thính tiếp xúc quá gần hoặc bị che bởi các vật như là nón. Sự xuất hiện của tiếng rít thường sẽ là nguyên nhân khiến phụ huynh hoặc trẻ giảm âm lượng của máy trợ thính. Khi đó, trẻ không nhận đủ khuếch đại từ máy trợ thính và do đó, trẻ không nghe được các âm thanh nhỏ hoặc lời nói nhỏ.

Giải pháp

Một máy trợ thính có thể loại bỏ một cách hiệu quả các tiếng rít là máy cung cấp được sự chính xác khi khuếch đại để trẻ em hiểu được âm thanh và lời nói.  Hệ thống loại bỏ tiếng rít thích nghi của máy trợ thính có thể xác định đúng tiếng rít nào đang được tạo ra và loại bỏ nó ngay mà không làm giảm âm lượng. Bằng cách này, trẻ có thể nghe được các âm thanh nhỏ và lời nói nhỏ.

Theo dõi giọng nói

Vấn đề:

Trẻ khiếm thính thường không nhận ra độ phức tạp trong giọng nói của chúng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra lời nói và khiến trẻ có giọng nói rất khó hiểu. Vì lý do này mà có lẻ trẻ ngại giao tiếp với người khác, nghiêm trọng là làm giảm sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ.

Giải pháp:

Máy trợ thính nhiều kênh mang đến độ khuếch đại thích hợp, vì vậy trẻ có thể nhận ra những đặc điểm khác nhau trong giọng nói của chúng cũng như của người khác. Một nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy sự giảm đáng kể các lỗi phát âm khi máy trợ thính của trẻ được thay thế bằng máy trợ thính đa kênh.

Các phần trước:

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN