Tác hại của pin máy trợ thính trong tầm tay trẻ nhỏ

Tác hại của pin máy trợ thính trong tầm tay trẻ nhỏ

Tác hại của pin máy trợ thính trong tầm tay trẻ nhỏ

Pin máy trợ thính là dạng pin có hình tròn nhỏ không quá đầu ngón tay. Pin máy trợ thính có chứa nhiều hóa chất tác hại của pin máy trợ thính trong tầm tay trẻ nhỏ là điều rất nguy hiểm. Trẻ hiếu động có thể vô tình nuốt hoặc nhét vào mũi có thể gây tác hại khó lường.

 

Tại sao pin máy trợ thính lại gây hại?

Trong môi trường bình thường, pin máy trợ thính hoàn toàn vô hại với da người. Nhưng khi lọt vào trong cơ thể tiếp xúc với hơi ẩm. Pin sẽ phóng thích kiềm xút ăn da gây tổn hại nghiêm trọng vùng tiếp xúc. Pin máy trợ thính có kích cỡ nhỏ. Loại lớn nhất cũng chưa quá kích thước đầu ngón tay. Nếu để lẫn lộn với thuốc dạng tròn, người lớn đôi khi cũng nhầm lẫn. Nếu pin máy trợ thính lọt nằm sâu trong hốc cổ họng, vách mũi càng khiến cho việc gắp bỏ thêm khó khăn.

Nguy hiểm nhất là khi pin mắc kẹt quá lâu, lượng kiềm xút phóng ra gây ăn mòn lâu dài kể cả khi đã gắp pin ra. Càng để lâu, tính mạng của bé càng nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong.

 

>>>Tìm hiểu thêm:  Pin máy trợ thính là gì và có bao nhiêu loại ?

 

Gắp pin máy trợ thính bị mắc kẹt trong cơ thể thế nào?

Khi xác định được con nuốt nhầm pin máy trợ thính của máy trợ thính. Ba mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bệnh viện Tai – Mũi – Họng để xử lý ngay.

Lấy dị vật càng nhanh càng tốt vì hạn chế sự hoại tử niêm mạc lan rộng. Thường bé sẽ được lấy dị vật qua gây mê, lấy sạch mô hoại tử, bơm rửa cầm máu…có nhiều trường hợp để lâu, niêm mạc hoại tử rộng, bé phải chịu gây mê 5-7 lần mới lấy sạch mô hoại tử.

 

>>> tìm hiểu thêm: SỬ DỤNG VÀ THẢI BỎ ĐÚNG CÁCH PIN MÁY TRỢ THÍNH

 

Phòng ngừa việc nuốt nhầm pin máy trợ thính như thế nào?

Vỉ pin máy trợ thính có màu khá bắt mắt. Việc gỡ pin dễ dàng và không khó đối với trẻ em. Không lấy vỉ pin để lẫn với đồ chơi của trẻ em hoặc chiều theo đòi hỏi của bé.

Mỗi ngày tắm rửa cho bé nên làm động tác dùng ngón trỏ đẩy chóp mũi bé lên xem, kéo vành tai nhìn vào bên trong có thể phát hiện 1 số dị vật lớn, nằm nông bên ngoài. Hoặc dặn dò bé khi bạn nhét dị vật vào tai – mũi – họng nên báo cho cô giáo ngay hoặc kể cho ba mẹ nghe.

Khi bé có dấu hiệu chảy mũi hôi, chảy máu lợn cợn hôi 1 bên, phải đưa bé đến khám tại những nơi chuyên khoa để được nội soi kiểm tra dị vật ngay.