THÍNH LỰC Ở TRẺ EM: BẢO QUẢN MÁY TRỢ THÍNH ĐÚNG CÁCH

Bảo quản máy trợ thính

Nên đọc và làm theo cuốn hướng dẫn kèm theo máy trợ thính. Máy trợ thính là thiết bị điện tử phức tạp với độ chính xác cao. Chúng có thể được sử dụng nhiều năm ở nhiều điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, máy trợ thính có thể bị hỏng nếu sử dụng ở nơi có điều kiện khắc nghiệt, gió mạnh hoặc nói chung là không được bảo quản tốt.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ sửa chữa máy trợ thính

Để giúp trẻ hiểu và nhớ cách giữ gìn máy trợ thính, chúng tôi có 10 điều hướng dẫn bảo quản máy quan trọng nhất được minh họa một cách tinh nghịch bởi người bạn nhỏ của chúng ta, chú cá voi “dexi”. Các giải thích và hướng dẫn cho mỗi một điều giúp bạn có cơ sở để giải thích cho trẻ theo cách phù hợp với lứa tuổi của trẻ – khi bạn và trẻ cùng nhìn các bản vẽ.

      1. Không làm rơi máy trợ thính

Máy trợ thính có thể bị hỏng nếu bị va đập mạnh. Máy trợ thính nên được đặt trên bề mặt được lót vải mềm khi vệ sinh máy hoặc thay pin. Làm như vậy sẽ giảm bớt rủi ro máy bị rơi xuống và sẽ bị hỏng.

       2. Không ngậm pin trong miệng

Nên cẩn thận, không để trẻ cầm pin máy trợ thính vì có thể chúng sẽ đưa vào miệng.

Để pin tránh xa tầm tay của trẻ và xử lý pin cẩn thận. Không thay pin trước mặt trẻ hoặc không để trẻ nhìn thấy nơi bạn cất pin. Trong máy trợ thính có ngăn chứa pin chống trộm giúp bảo vệ pin. Nếu vô ý nuốt phải pin, hãy liên hệ bác sĩ ngay.

      3. Hãy báo cho người lớn ngay khi máy trợ thính hoạt động không bình thường

Người lớn (cha mẹ, giáo viên, …) cần được thông báo nếu trẻ cảm nhận âm thanh máy trợ thính khác với bình thường. Khi đó, họ có thể nghe kiểm tra lại máy trợ thính, thông qua dụng cụ kiểm tra hoặc ống nghe khác, để xem có cần đưa máy đi bảo trì hay hiệu chỉnh lại không.

      4. Giữ máy trợ thính tránh xa những vật nuôi trong nhà.

Những vật nuôi sẽ nhai (hoặc làm hỏng) máy trợ thính nếu có cơ hội. Không nên để máy trợ thính ở những nơi mà chúng có thể tiếp cận được.

 

      5. Không sử dụng máy sấy tóc hoặc keo xịt tóc khi đang đeo máy trợ thính

Nhiệt độ cao của máy sấy tóc hoặc chất hóa học của keo xịt tóc có thể làm hỏng máy trợ thính.
Nên tháo máy trợ thính ra trước khi sử dụng những phương tiện này.

      6. Không để máy trợ thính bị ướt

Không bao giờ ngâm máy trợ thính trong nước. Nên tháo máy trợ thính ra trước khi tắm, chơi dưới mưa hoặc bơi lội. Cũng không được dùng nước hoặc bất kỳ loại chất lỏng nào để rửa máy. Nước có thể được dùng để rửa núm tai khi nó đã được tháo riêng khỏi máy trợ thính.

      7. Chỉ lau máy trợ thính bằng vải mềm và sạch

Dùng vải mềm và sạch để lau máy trợ thính sau mỗi ngày sử dụng. Không dùng bất kỳ chất lỏng nào để rửa máy trợ thính. Có thể dùng nước để rửa núm tai khi nó đã được tháo riêng khỏi máy trợ thính.

      8. Không để máy trợ thính ở nơi có nhiệt độ cao

Một số vật liệu bên trong máy trợ thính có thể bị tác động bởi nhiệt độ cao. Để bảo vệ khỏi nhiệt độ cao như vậy, không để máy trợ thính trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, như là cửa sổ hoặc cửa xe hơi.

      9. Không nên cố gắng tháo rời các bộ phận của máy trợ thính

Không nên vì tính hiếu kỳ tự nhiên của trẻ, mà để trẻ cố gắng tự “sửa” máy trợ thính của chúng. Nếu máy trợ thính có sự cố gì, hãy đưa đến Trung Tâm Trợ Thính, nơi đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ liên quan.

      10. Cất giữ máy trợ thính ở nơi an toàn khi không sử dụng

Khi không sử dụng, nên cất máy trợ thính trong hộp đựng và đặt ở nơi khô ráo với nhiệt độ phòng.

Các phần tiếp theo:

HIỆU CHỈNH MÁY TRỢ THÍNH

Các phần trước:

PHẦN 1: HIỂU VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

Phần này tập trung làm rõ 2 vấn đề chính:

– Việc nghe của con bạn: Cấu tạo của tai, cơ chế nghe của người

– Kiến thức về vấn đề nghe kém của con bạn: thế nào là trẻ nghe bình thường và nghe kém.

HỆ THỐNG NGHE

SỰ PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG NGHE TỰ NHIÊN

SỰ SUY GIẢM THÍNH LỰC

Bài viết chính: KIẾN THỨC THÍNH LỰC Ở TRẺ EM CƠ BẢN