TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CAN THIỆP SỚM TRẺ KHIẾM THÍNH

Can thiệp sớm trẻ khiếm thính đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khả năng lắng nghe và ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính.

Can thiệp sớm là gì?

Do ảnh hưởng của việc giảm thính lực (khiếm thính), ngôn ngữ và lời nói của trẻ khiếm thính sẽ không được phát triển theo các mốc phát triển tự nhiên của trẻ con nghe bình thường nếu không nhận được sự tác động từ nhiều nguồn nhân lực như: gia đình, chuyên gia thính học/kỹ thuật viên, giáo viên huấn luyện… từ nhiều mặt như: sự quản lý để được phát hiện – chẩn đoán giảm thính lực sớm, công nghệ trợ thính phù hợp, liệu pháp thính giác – lời nói ưu việt… và vào thời điểm thích hợp: càng sớm càng tốt (trước 3 tuổi). Sự tác động này được gọi là Can Thiệp Sớm.

 

>>> tìm hiểu thêm: CAN THIỆP SỚM: VẤN ĐỀ THEN CHỐT ĐỐI VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH SÂU

Vậy can thiệp sớm trẻ khiếm thính là gì?

Can thiệp sớm trẻ khiếm thính là việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng mang tính hỗ trợ nhu cầu – khả năng của trẻ và gia đình trẻ từ lúc trẻ được chẩn đoán là bị khiếm thính đến khi trẻ vào học tiểu học theo những kế hoạch cụ thể, sao cho trẻ khiếm thính phát triển theo đúng quỹ đạo đã được lập trình sẵn cho mọi trẻ con và thúc đẩy trẻ khiếm thính bắt kịp tiến độ phát triển (đặc biệt là về ngôn ngữ và lời nói) mà trẻ có sức nghe bình thường đồng trang lứa đạt được. Nói đơn giản, can thiệp sớm trẻ khiếm thính theo đường hướng nghe nói là nhanh chóng – kịp thời tham gia vào việc dạy dỗ, giáo dục trẻ khiếm thính ngay khi biết trẻ bị khiếm thính, nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ – lời nói theo như cách một trẻ nghe nói bình thường phát triển. Điều này cho thấy can thiệp sớm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khả năng lắng nghe và ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính. Vậy can thiệp sớm trẻ khiếm thính là gì ?

 

>>> tìm hiểu thêm: NGHE KÉM BẨM SINH Ở TRẺ CÓ HỘI CHỨNG CHARGE

Tại sao can thiệp sớm trẻ khiếm thính là quan trọng?

Não bộ của con người phát triển mạnh mẽ nhất vào những năm đầu đời (0 – 3 tuổi). Đến 3 tuổi não của trẻ đã có hàng tỷ liên kết và đã đạt đến 2/3 kích cỡ não bộ của người lớn. Và, “trước 3 tuổi, những lối mòn thần kinh của não nhạy cảm đặc biệt với những thông tin đưa vào theo đường thính giác.” (Sharma, Dorman, & Spahr, 2002; Sharma, Martin, các đồng sự, 2005) Khi trẻ mất thính giác và không nghe được, não của trẻ sẽ dùng giác quan khác để tiếp nhận thông tin. Thông thường sẽ là thị giác. Trẻ sử dụng mắt để hiểu về thế giới xung quanh trẻ. Sau một thời gian não của trẻ tiếp nhận thông tin theo đường thị giác, lối mòn dẫn thông tin vào theo đường thính giác bị phai mờ đi hay bị mất đi. Trẻ không thể hiểu được ý nghĩa của âm thanh xung quanh trẻ, đặc biệt là âm thanh lời nói. Việc tạo lại lối mòn cho não để tiếp nhận thông tin theo đường thính giác sẽ gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi nhiều thời gian – công sức của trẻ và của những người làm việc với trẻ như phụ huynh, giáo viên, chuyên gia thính học . . . Can thiệp chậm trễ sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc thúc đẩy tiến trình phát triển nghe nói của trẻ khiếm thính. Vì “Thời thơ ấu là thời gian then chốt nhất và nhạy cảm nhất trong sự phát triển của trẻ con.” (Brazelton & Greenspan, 2000).

Can thiệp sớm với trẻ khiếm thính tuổi nào tốt nhất?

Nghiên cứu của giáo sư Yoshinaga-Itano đã chứng minh rằng điều quan trọng là trẻ con cần được xác định mất thính lực sớm, được can thiệp sớm bắt đầu từ 6 tháng đầu đời. Được như thế, hầu hết trẻ bị khiếm thính bẩm sinh được can thiệp sớm sẽ duy trì được sự phát triển ngôn ngữ tương xứng với các bạn nghe bình thường đồng trang lứa. Những tháng ngày đầu đời của trẻ là giai đoạn then chốt và nhạy cảm nhất của sự phát triển giao tiếp, ngôn ngữ nói của trẻ. Khi trẻ được tạo điều kiện tiếp cận công nghệ trợ thính (ốc tai điện tử hay máy trợ thính) phù hợp và được tham gia tích cực vào các chương trình hay dịch vụ can thiệp sớm sử dụng liệu pháp thính giác – lời nói (gọi tắt là AVT) vào thời điểm này (6 tháng tuổi), trẻ sẽ phát triển như những trẻ nghe bình thường khác đồng trang lứa. Đây là điều kiện lý tưởng! Hiện nay đã có rất nhiều minh chứng cho thấy hiệu quả của can thiệp sớm trẻ khiếm thính trước 3 tuổi, trẻ có thể phát triển các kỹ năng lắng nghe và ngôn ngữ nói giúp trẻ tự tin giao tiếp trong xã hội và nhất là giúp trẻ học tập tích cực và hiệu quả trong trường. Như vậy, sự thành công của việc can thiệp sớm chịu tác động rất lớn bởi độ tuổi mà trẻ bắt đầu được can thiệp, nghĩa là chúng ta phải can thiệp càng sớm càng tốt. Can thiệp càng sớm trước 3 tuổi càng tốt.  

 

Nếu bạn hoặc người thân đang có những triệu chứng bất thường liên quan đến thính giác hay liên hệ ngay với chúng tôi Trợ Thính Quang Đức qua hotline 1800 1056 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ sớm nhất.